Vai trò bất động sản đặc biệt quan trọng của nền kinh tế

  • bởi Huỳnh Việt Linh
  • 1 năm trước
  • Tin tức
  • 1

(TBTCO) – Vai trò bất động sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, có đóng góp ngân sách lớn và chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng sản phẩm quốc nội đối với một quốc gia. Không những vậy, ngành bất động sản còn có công lớn trong đô thị hoá, tạo dựng lối sống mới văn minh, hiện đại của nước Việt Nam đang phát triển. Ông Phạm Tấn Công – Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, nhấn mạnh như vậy tại Diễn đàn Phát triển bền vững thị trường bất động sản và trao chứng nhận cho các dự án đáng sống 2023.

Ban hành nhiều chính sách hỗ trợ thị trường bất động sản

Sáng 22/9, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức Diễn đàn Phát triển bền vững thị trường bất động sản và trao chứng nhận cho các dự án đáng sống 2023.

Phát biểu tại diễn đàn, ông Phạm Tấn Công – Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhấn mạnh vai trò bất động sản quan trọng đặc biệt đối với nền kinh tế quốc dân của Việt Nam. Thị trường bất động sản vừa có hệ sinh thái riêng, vừa có quan hệ trực tiếp với các thị trường khác như: thị trường tài chính, thị trường lao động…

vai trò bất động sản
Ông Phạm Tấn Công – Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: TN

Đặc biệt, vai trò bất động sản còn là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, có đóng góp ngân sách lớn và chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng sản phẩm quốc nội đối với một quốc gia. Ngành bất động sản còn có công lớn trong đô thị hoá, tạo dựng lối sống mới văn minh, hiện đại của nước Việt Nam đang phát triển. Nói thế để thấy rằng tạo lập được sự phát triển ổn định, bền vững của thị trường bất động sản trong thời gian tới có tầm quan trọng với nền kinh tế đất nước như thế nào.

Trên thực tế, nhìn nhận vai trò bất động sản, từ đầu năm đến nay, Chính phủ đã không ngừng quan tâm và ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ thị trường hồi phục, doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm, Chính phủ đã ban hành gần 10 nghị quyết, nghị định, thông tư, cùng với đó là nhiều cuộc họp với các hiệp hội, doanh nghiệp bất động sản đầu ngành được tổ chức để tìm ra hướng giải quyết những khó khăn trên thị trường.

Cùng với đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Thủ tướng Chính phủ cũng đã thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ và mới đây ngày 27/5/2023, tại Công điện 469/CĐ-TTg Thủ tướng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải pháp trong ngắn hạn cũng như lâu dài để tháo gỡ, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

“Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản hiện đang gặp nhiều thách thức và phải thay đổi phương án kinh doanh, quản lý như tái cơ cấu nợ, tái cơ cấu hoạt động kinh doanh, thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh, tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động. Nhiều doanh nghiệp dừng triển khai các dự án mới, dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn, có doanh nghiệp giảm đến 50% lực lượng lao động để ứng phó với điều kiện khó khăn hiện tại” – ông Phạm Tấn Công nhấn mạnh.

Tổ công tác cùng Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ, ngành, địa phương đã khẩn trương, tích cực triển khai, thực hiện các nhiệm vụ được giao và đạt được một số kết quả cụ thể ban đầu.

Chủ tịch VCCI cho biết, theo số liệu tổng hợp từ Tổng cục Thống kê, Cục Đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), các doanh nghiệp bất động sản hiện vẫn gặp rất nhiều khó khăn, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản thành lập mới trong quý giảm. Cụ thể, quý I/2023 là 940 doanh nghiệp, giảm 63,2% so với cùng kỳ năm 2022. Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng kinh doanh có thời hạn lần lượt là 341 doanh nghiệp, tăng 30,2% và 1.816 doanh nghiệp, tăng 60,7% so với cùng kỳ năm trước.

Còn nhiều dự án gặp khó khăn, vướng mắc, triển khai chậm

Trao đổi tại diễn đàn, ông Hoàng Hải – Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), khẳng định lĩnh vực bất động sản là một trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế và có liên quan mật thiết đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế như: xây dựng, tài chính, du lịch, sản xuất, vật liệu xây dựng… và có sức lan tỏa đến nhiều lĩnh vực khác.

Có thể thấy, lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam trong thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn từ giữa năm 2022 cho đến tận thời điểm hiện tại. Sự vận hành thị trường bất động sản Việt Nam thời gian vừa qua vẫn nằm trong một tổng thể các vấn đề chung về khoảng cách giữa các chính sách, định hướng phát triển và thực tế vận động của thị trường không thể giải quyết ngay trong một sớm một chiều mà cần nhiều thời gian để thử nghiệm hay rút kinh nghiệm.

Toàn cảnh Diễn đàn Phát triển bền vững thị trường bất động sản và trao chứng nhận cho các dự án đáng sống 2023. Ảnh: TN

Bên cạnh đó, sức mua thanh khoản giảm mạnh cũng làm gia tăng thêm khó khăn. Cụ thể, nguồn cung giảm khiến giá bất động sản, nhà ở, đất nền bắt đầu gia tăng kể từ đầu năm 2021. Đến cuối năm, giá căn hộ chung cư đã tăng bình quân khoảng 5 – 7%; giá nhà ở riêng lẻ trong dự án tăng 15 – 20%; giá đất nền tăng 20 – 30% so với thời điểm cuối năm 2020.

Điển hình nhất là căn hộ chung cư liên tục lập những mốc giá mới do số lượng căn hộ chung cư đưa ra thị trường giảm sút. Căn hộ của các chung cư bình dân có mức giá 25 – 30 triệu đồng/m2, chung cư trung cấp có mức giá 30 – 50 triệu đồng/m2, chung cư cao cấp có mức giá trên 50 triệu đồng/m2 bắt đầu vượt quá khả năng đầu tư của các tầng lớp người dân tương ứng.

Ông Hoàng Hải thông tin, hiện nay, nhiều dự án gặp khó khăn, vướng mắc, triển khai chậm do quy định về phương pháp định giá đất. Nhiều dự án gặp khó khăn, vướng mắc, triển khai chậm do quy định về phương pháp định giá đất.

“Sau khi Nghị quyết số 33/NQ-CP đi vào thực tế, cơ bản đã có những kết quả ban đầu, nhiều khó khăn liên quan đến pháp luật, thể chế đã được tháo gỡ. Việc triển khai nghị quyết đã cởi bỏ được tâm lý e ngại, mất niềm tin của thị trường. Thị trường bất động sản có dấu hiệu phục hồi tích cực, tình hình thị trường cải thiện, quý II nhìn chung ít khó khăn hơn quý I và có tín hiệu sẽ tích cực hơn nữa thời gian tới” – ông Hoàng Hải nhấn mạnh.

Nguyên nhân liên quan đến pháp luật về quy hoạch, về thẩm quyền điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung; về điều kiện, thời điểm rà soát, cập nhật, điều chỉnh quy hoạch đảm bảo đồng bộ quy hoạch xây dựng bao gồm quy hoạch chung, quy hoạch phân khu…, hay những nguyên nhân liên quan đến pháp luật về đầu tư.

Ông Hoàng Hải đánh giá, thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều hành động rất quyết liệt để tháo gỡ những khó khăn cho lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, qua làm việc với các địa phương và doanh nghiệp, hiện có rất nhiều dự án nhà ở, khu đô thị đang triển khai thực hiện gặp khó khăn, vướng mắc hoặc dừng triển khai thực hiện do nhiều nguyên nhân, điển hình như nguyên nhân liên quan đến pháp luật về đất đai./.

Theo: Văn Tuấn

Compare listings

So sánh