Nguồn cung của thị trường bất động sản sẽ được cải thiện rõ nét. Các chuyên gia cho rằng năm 2024 khả năng cao sẽ là năm cuối cùng của quá trình “vượt chướng ngại vật” của thị trường bất động sản. Thị trường sẽ dần đi vào ổn định và bức tranh toàn cảnh có thể thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn.
Đã đi qua vùng đáy
Chia sẻ tại “Diễn đàn bất động sản 2024 – Vượt qua thách thức”, do Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) tổ chức ngày 5/1, ông Hoàng Hải – Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, thị trường năm 2023 có sức mua kém, thiếu Nguồn cung của thị trường bất động sản, cơ cấu không phù hợp, thiếu phân khúc phù hợp với người thu nhập thấp, nguồn vốn cho bất động sản và phát hành trái phiếu cũng còn nhiều “rào cản”.
Nguồn cung của thị trường bất động sản khan hiếm đã ảnh hưởng lớn đến thị trường. Trong những nguyên nhân “gây khó’ cho dự án, doanh nghiệp và thị trường bất động sản thì có tới 50% liên quan đến thể chế, pháp lý. Cùng với đó là việc tổ chức thực thi của các cơ quan có thẩm quyền.
Theo ông Hoàng Hải, từ đầu năm 2023 đến nay, Chính phủ chỉ đạo rất quyết liệt và các bộ, ngành liên quan cũng nhập cuộc kịp thời để gỡ các “nút thắt” về thủ tục, đất đai, tín dụng, trái phiếu… Cùng với các chính sách được ban hành kịp thời, hành lang pháp lý cũng hoàn thiện với việc thông qua 2 luật có tác động lớn đến thị trường là Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi). Đặc biệt, Tổ công tác Chính phủ đã rà soát, đôn đốc, gỡ khó kịp thời cho hàng loạt dự án bất động sản tại nhiều địa phương.
Tổng nguồn cung cả năm 2023 tăng 14%
Theo báo cáo của VARS, tổng Nguồn cung của thị trường bất động sản cả năm 2023 đạt 55.329 nghìn sản phẩm, tăng 14% so với năm 2022. Riêng với phân khúc nhà ở xã hội, 46 dự án được hoàn thành với 20.210 căn, đạt 4,7% kế hoạch trong giai đoạn 2021-2025. Về tỷ lệ hấp thụ tăng dần qua các quý, nhưng lượng giao dịch còn phụ thuộc nhiều vào số lượng nguồn cung. Tổng giao dịch quý I, II, III, IV lần lượt là: 2.700; 3.700; 5.778; 5.710 sản phẩm. Tổng giao dịch cả năm 2023 đạt 18.600, tương đương với năm 2022 (18.900 sản phẩm).
“Hiện nay, thị trường bất động sản đã đi qua giai đoạn khó khăn nhất và có thể nhận định quý I/2023 là vùng đáy, mức độ khó khăn của thị trường giảm theo tháng và quý. TP. Hồ Chí Minh là địa phương có chuyển biến tích cực nhất. Để các chính sách, giải pháp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thu được hiệu quả như mong đợi cũng cần có thời gian, sự vào cuộc, phối hợp đồng bộ, của các cấp, các ngành, sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp và người dân.” – ông Hải khẳng định.
TS. Nguyễn Văn Đính – Chủ tịch VARS, cho hay 2023 là một năm đầy khó khăn và thách thức đối với toàn nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo sát sao từ phía Chính phủ, các cơ quan ban ngành, cùng sự nỗ lực của tất cả doanh nghiệp bất động sản càng về cuối năm, thị trường càng đón nhận những tín hiệu tích cực hơn.
“Cùng với các tín hiệu phục hồi của thị trường, niềm tin của khách hàng, nhà đầu tư ngày càng được củng cố. Thiện chí bán hàng rõ rệt của các chủ đầu tư thông qua việc áp dụng hàng loạt chính sách ưu đãi chưa từng có. Càng về cuối năm, nguồn cung càng được cải thiện, tăng thêm sự lựa chọn cho khách hàng, nhà đầu tư” – ông Đính cho hay.
Khó “bùng nổ” nhưng sẽ ổn định
Từ khảo sát thực tế, tổ nghiên cứu của VARS nhận định, năm 2024 nhiều yếu tố vĩ mô tác động tích cực đến thị trường như lãi suất vay mua nhà tiếp tục được điều chỉnh giảm và nhà ở xã hội tiếp tục là trọng tâm trong Chương trình phát triển nhà ở của Chính phủ. Cùng với đó, việc phê duyệt quy hoạch tại các địa phương trong giai đoạn đang xem xét sẽ được thúc đẩy hoàn thành sớm; chú trọng thúc đẩy đầu tư công, tạo động lực thúc đẩy kinh tế nhiều vùng trọng điểm trên cả nước… sẽ là “trợ lực’ cho thị trường.
Các thay đổi trong các sắc luật mới tuy chưa được áp dụng, nhưng sẽ là tín hiệu tích cực để các chủ thể gửi gắm niềm tin và sốc lại tinh thần cho công đoạn chuẩn bị trong thời kỳ sắp tới, với điều kiện Luật Đất đai sửa đổi phải “ăn nhập” và thống nhất với 2 sắc luật đã được thông qua trước đó (Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi).
Dự báo về thị trường, VARS cho rằng, thị trường bất động sản năm 2024 được kỳ vọng ổn định được dự báo sẽ đón nhận việc quay trở lại của khoảng 30 – 40% môi giới bất động sản. Đáng chú ý, hoạt động mua bán – sáp nhập (M&A) vẫn duy trì độ hấp dẫn.
Chia sẻ tại diễn đàn, TS. Nguyễn Minh Phong – chuyên gia kinh tế cho rằng, năm 2024 mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn và mức phục hồi không đồng đều tại các phân khúc, nhưng thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, đang và sẽ ghi nhận những động thái tích cực nhiều hơn cả về tổng cung và tổng cầu, cả đầu vào và đầu ra, cả vĩ mô và vi mô. Đặc biệt độ ngấm và hiệu quả tháo gỡ về chính sách, cải thiện môi trường pháp lý sẽ đậm nét dần./.
Theo; Mai Tấn